A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các phường mới gắn liền với dòng kênh đẹp nhất giữa trung tâm TPHCM

TPHCM - Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua các phường mới Sài Gòn, Nhiêu Lộc, Gia Định, đánh dấu bước chuyển mình trong quy hoạch đô thị TPHCM.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, "lá phổi xanh" và là một trong những tuyến kênh đẹp nhất giữa lòng TPHCM, không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan mà còn chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong quy hoạch đô thị. Bắt đầu từ ngày 1.7.2025, dòng kênh lịch sử này chảy qua ba phường mới được sáp nhập, mang theo những tên gọi đầy ý nghĩa: phường Sài Gòn, phường Nhiêu Lộc và phường Gia Định.

Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè uốn quanh các phường mới, tạo nên trục cảnh quan xanh xuyên qua trung tâm thành phố. Ảnh: Anh Tú
Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè uốn quanh các phường mới, tạo nên trục cảnh quan xanh xuyên qua trung tâm thành phố. Ảnh: Anh Tú

Phường Nhiêu Lộc, đơn vị hành chính mới được hình thành từ việc sáp nhập các Phường 9, 11, 12 và 14 của Quận 3 cũ. Sự kiện đánh dấu bước chuyển mình lớn trong quá trình tinh gọn bộ máy hành chính, đồng thời khơi gợi nhiều xúc cảm nơi người dân gắn bó lâu năm với vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Sáng sớm, người dân phường Sài Gòn tập thể dục bên dòng kênh, hình ảnh quen thuộc ở phường trung tâm TPHCM. Ảnh: Minh Tâm
Sáng sớm, người dân phường Nhiêu Lộc tập thể dục bên dòng kênh, hình ảnh quen thuộc ở phường trung tâm TPHCM. Ảnh: Minh Tâm

Bà Trần Thị Hoa, 70 tuổi, một cư dân gắn bó với khu vực này từ khi còn nhỏ, đã chia sẻ: "Tôi rất mừng khi phường mình được đặt tên là Nhiêu Lộc. Nghe cái tên này là nhớ ngay đến con kênh mà cả nhà tôi đã lớn lên bên cạnh, vừa thân thuộc, gần gũi”.

"Con kênh Nhiêu Lộc đã gắn liền với biết bao kỷ niệm của tôi và gia đình. Từ ngày còn bé ra đây tắm sông, cho đến khi kênh được cải tạo xanh sạch đẹp như bây giờ, nó như một chứng nhân lịch sử. Nên khi nghe tên phường mới là Nhiêu Lộc, tôi thấy ấm lòng lắm", ông Lê Văn Tám, 75 tuổi, chia sẻ.

a
Trụ sở UBND phường Nhiêu Lộc đặt cạnh dòng kênh, thuận tiện kết nối với các trục đường chính. Ảnh: Minh Tâm

Trụ sở UBND phường Nhiêu Lộc được đặt tại 82 đường Bà Huyện Thanh Quan. Phường có diện tích 1,71 km², quy mô dân số 88.090 người.

Sau sắp xếp, các Phường 1, 2, 7 và 17 của quận Bình Thạnh (cũ) đã hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới mang tên phường Gia Định.

Tên gọi Gia Định vốn không xa lạ với người dân TPHCM, bởi đây từng là một địa danh lịch sử quan trọng ở Nam Bộ. Trước năm 1976, tỉnh Gia Định là một đơn vị hành chính riêng biệt, sau đó được sáp nhập vào TPHCM và cái tên "Gia Định" không còn trong hệ thống hành chính.

Trụ sở làm việc sau sáp nhập của phường đặt tại số 134 Lê Văn Duyệt (Quận đoàn Bình Thạnh cũ). Cách đó vài trăm mét là Trung tâm Phục vụ hành chính công, cũng nằm trên cùng con đường.

Sau khi sáp nhập, phường Gia Định mới có diện tích khoảng 2,76 km2, với quy mô dân số gần 126.000 người.

Phường Gia Định mới trải dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến tận rìa đường Phan Đăng Lưu, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Đậu.

a
Đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua khu vực phường Gia Định. Ảnh: Anh Tú
Cầu Công Lý
Cầu Công Lý nằm trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa chảy qua con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong những điểm giao thông huyết mạch của TPHCM. Ảnh: Anh Tú

Dọc theo đường Trường Sa ven kênh, nhiều mảng xanh tạo không gian thoáng đãng, trở thành điểm dừng chân tránh nắng quen thuộc. Vào mỗi sáng sớm hay chiều muộn, tuyến đường này cũng thu hút người dân đến đi bộ, tập thể dục, tận hưởng không khí trong lành giữa lòng đô thị.

Mảng xanh ven kênh như tấm rèm lọc bụi giữa thành phố, là nơi thư giãn quen thuộc của người dân 2 bênh bờ kênh. Ảnh: Minh Tâm
Mảng xanh ven kênh như tấm rèm lọc bụi giữa thành phố, là nơi thư giãn quen thuộc của người dân 2 bên bờ kênh. Ảnh: Minh Tâm

Phường Sài Gòn - một trong những phường trung tâm của TPHCM - chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình.

Một phần địa bàn phường Sài Gòn nhìn từ trên cao, bao quanh bởi rạch Thị Nghè và kênh Tàu Hũ. Ảnh: Huế Nguyễn
Một phần địa bàn phường Sài Gòn nhìn từ trên cao, bao quanh bởi rạch Thị Nghè và kênh Tàu Hũ. Ảnh: Huế Nguyễn

Phường Sài Gòn đặt giữa trung tâm lịch sử, chính trị, kinh tế và văn hóa của Quận 1 (cũ) - nơi tập trung nhiều công trình mang tính biểu tượng và giá trị di sản.

Về địa lý, phường Sài Gòn có vị trí đặc biệt khi hơn 3/4 chu vi được bao bọc bởi các tuyến kênh và sông: phía Bắc giáp rạch Thị Nghè, phía Nam giáp rạch Tàu Hũ.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn phản ánh sự chuyển mình của đô thị và hành chính. Ảnh: Anh Tú
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn phản ánh sự chuyển mình của đô thị và hành chính. Ảnh: Anh Tú

Sự ra đời của các phường mới này không chỉ đánh dấu bước chuyển mình trong công tác quản lý hành chính mà còn hứa hẹn tạo nên những không gian sống và phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại hơn dọc theo hai bờ kênh, góp phần nâng tầm giá trị và vẻ đẹp của tuyến kênh biểu tượng này giữa trung tâm thành phố.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật