Thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tổ chức 2 năm 1 lần. Qua 10 năm đã thu hút 5.049 giải pháp dự thi, qua đó có 1.550 giải pháp đạt giải cấp tỉnh/thành phố; 52 giải pháp đạt giải toàn quốc; 32 giải pháp được ghi danh Sách vàng sáng tạo Việt Nam.
Ngày 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Đánh giá 10 năm tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (2012-2022) góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL ”.
Việc tổ chức Hội thi được sự quan tâm ủng hộ và đánh giá cao của UBND các tỉnh/thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Hội thi có chủ trương chung từ Trung ương cho đến địa phương; được sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Hội thi toàn quốc trong tổ chức triển khai; Hội thi đã thực sự trở thành phong trào lao động sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân; được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân quan tâm.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL được tổ chức 2 năm 1 lần. Qua 10 năm đã thu hút 5.049 giải pháp dự thi, qua đó có 1.550 giải pháp đạt giải cấp tỉnh/thành phố; 52 giải pháp đạt giải toàn quốc; 32 giải pháp được ghi danh Sách vàng sáng tạo Việt Nam. Đa phần các giải pháp có giá trị khoa học thực tiễn, có tính sáng tạo được ứng dụng kiểm nghiệm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Hè- Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ tại Hội Thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ được tổ chức từ năm 1998, đến nay đang tổ chức lần thứ 12; từ năm 2012, UBND thành phố giao Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố là cơ quan Thường trực tổ chức Hội thi. Hội thi được tổ chức hai năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân, nông dân, các nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt quan tâm phong trào tuổi trẻ sáng tạo; phát hiện tài năng sáng tạo; ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Cần Thơ nói riêng và các vùng ĐBSCL nói chung.
Chính vì thế, hội thảo “Đánh giá 10 năm tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật năm (2012-2022) góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả công tác tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật từ 2012 đến nay, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi, kết nối nguồn lực hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm thúc đẩy tìm năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của toàn vùng ĐBSCL,
Ông Hè cho biết thêm, Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nêu rõ quan điểm xây dựng TP Cần Thơ là Trung tâm của vùng ĐBSCL, tập trung nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới, nhất là công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng Cần Thơ mà còn là nhiệm vụ của vùng ĐBSCL và cả nước…