A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HBC được “giải cứu” sau thông tin lãnh đạo muốn tăng sở hữu

Sau thông tin huỷ niêm yết bắt buộc, cổ phiếu HBC đã có 5/6 phiên giảm sàn và một phiên tăng 1,8% (ngày 1/8). Cho đến sáng 6/8, lực cầu bắt đáy tham gia, cổ phiếu tăng trần, cùng thời điểm, một lãnh đạo HBC đồng thời là anh ruột Chủ tịch HĐQT đăng ký mua thêm.

1o9a79842.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Ông Lê Viết Hưng, Cố vấn cao cấp của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu HBC trong thời gian từ ngày 8/8-6/9/2024 với lý do bổ sung danh mục đầu tư.

Nếu mua thành công số cổ phiếu trên, tỷ lệ sở hữu của ông Hưng tại HBC sẽ tăng từ 0,25% lên 0,39%, tương đương gần 1,4 triệu cổ phiếu.

Ngoài chức danh cố vấn, ông Hưng còn được biết đến là anh ruột của Chủ tịch HĐQT HBC - ông Lê Viết Hải. Động thái mua vào của ông Hưng diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HBC đang đối mặt án hủy niêm yết khi số lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 đã vượt quá vốn điều lệ thực góp.

Sau khi thông tin về việc hủy niêm yết được công bố, cổ đông lớn thứ hai của HBC là Huyndai Elevator Co.,Ltd đã bán ra 5 triệu cổ phiếu trong phiên 31/07 với giá trị ước tính hơn 29 tỷ đồng.

Phiên giao dịch sáng ngày 6/8, cổ phiếu HBC được giải cứu sau chuỗi phiên giảm. Sau thông tin huỷ niêm yết, HBC có 5/6 phiên giảm sàn và một phiên tăng 1,8% (phiên 1/8). HBC tăng 6,8% lên 5.480 đồng/cổ phiếu, giao dịch hơn 2,5 triệu đơn vị (tính đến 11h) và là một trong hai cổ phiếu hiếm hoi tăng trần trên HoSE.

Liên quan đến quyết định huỷ niêm yết bắt buộc, mới đây, Tập đoàn Hòa Bình có văn bản mong HoSE xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu của công ty.

Theo Tập đoàn Hòa Bình về việc xem xét điều kiện lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất hay trên báo cáo tài chính kiểm toán riêng. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền nào hướng dẫn áp dụng hay giải thích pháp luật đối với trường hợp này.

Đối với trường hợp của Tập đoàn Hòa Bình, vốn điều lệ của Công ty là 2.741 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính kiểm toán riêng năm 2023 âm 2.401 tỷ đồng và tại báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2023 là âm 3.240 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số lỗ luỹ kế của HBC trên báo cáo tài chính kiểm toán riêng chưa vượt quá số vốn điều lệ của công ty nên không thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết.

Thứ hai, HBC cho rằng việc HOSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (lịch sử áp dụng) để xem xét hủy niêm yết cổ phiếu HBC là không phù hợp với pháp luật hiện hành.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật