Cách chế biến gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Sử dụng gạo lứt đúng cách có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) là 68, thuộc nhóm thực phẩm có GI trung bình. Trong khi gạo trắng có chỉ số GI cao hơn là 73.
Điều này cho thấy quá trình giải phóng đường từ gạo lứt vào máu sau khi tiêu hóa sẽ chậm và ổn định hơn, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Với lượng chất xơ dồi dào, gạo lứt không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng lý tưởng và phòng ngừa các biến chứng. Thêm vào đó, nhờ khả năng thúc đẩy quá trình giảm cân, gạo lứt còn giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết, có thể chế biến gạo lứt thành những món đơn giản, dễ ăn dưới đây:
Gạo lứt có thể sử dụng thay thế gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày. Vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm nước cho phù hợp. Tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể cho thêm chút muối hoặc dầu oliu.
Nên ngâm gạo khoảng 8 tiếng trước khi nấu để gạo mau chín. Không nên vo gạo quá kỹ, tránh làm mất các chất dinh dưỡng ở lớp cám bên ngoài.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên đối với người bệnh đái tháo đường nên bổ sung gạo lứt ở mức độ vừa phải để bảo vệ sức khoẻ.
Ngoài ra, có thể sử dụng gạo lứt để nấu nước uống hàng ngày. Lấy khoảng 300g gạo lứt rang cho thơm. Sau khi rang gạo lứt, ngâm chúng trong nước sạch 8 tiếng. Sau đó vớt gạo lứt đã ngâm cho vào 2 lít nước để đun sôi. Khi nước đã sôi thì cho nhỏ lửa, tới khi lượng nước còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
Tác dụng kiểm soát đường huyết của nước gạo lứt rang tốt hơn nếu bạn uống giữa các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước gạo lứt tự nhiên, không nên bổ sung thêm đường.