Chớ dại mà ăn những loại cá "ngậm" nhiều thủy ngân này, nhiễm độc như chơi
Cá mập, cá ngừ, cá thu... giàu omega-3 nhưng đồng thời chúng cũng chứa hàm lượng thủy ngân cao, không có lợi cho sức khỏe.
Cá và thủy hải sản là những thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, và các chất dinh dưỡng bao gồm sắt, kali và vitamin B. Tuy nhiên hiện nay do ô nhiễm môi trường nước mà các loại thủy hải sản thường bị nhiễm thủy ngân độc hại.
Thuỷ ngân là kim loại có tự nhiên trong môi trường. Các hoạt động của con người như làm nông, đốt than, sử dụng thuỷ ngân trong sản xuất tăng cường vòng tuần hoàn của thủy ngân qua không khí, nước, đất.
Methylmercury - chất độc nhất trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô cơ hòa tanvào nước ngọt và nước biển. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo - thức ăn của cá và các loại thủy hải sản.
Ảnh minh họa
Khi thủy hải sản ăn những loại thức ăn này, chúng sẽ bị nhiễm thủy ngân. Và khi trở thành món ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.
Livestrong đã chỉ ra các cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy gân thấp,nênăn từ 2-3 lần/tuần, bao gồm:cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.
Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có: cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá vược...
Bên cạnh đó, FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đưa ra cảnh báo 7 loại cá chứa hàm lượng thủy ngan cao là cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to.