A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tư 02: Tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 23/4/2023, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Quy định này nhận được sự đón nhận tích cực từ thị trường, cộng đồng doanh nghiệp.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Thông tư 02 đã đáp ứng được kỳ vọng bấy lâu nay của khách hàng và của các tổ chức tín dụng, nhất là cộng đồng doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người mua nhà. Nếu hội đủ các điều kiện theo quy định của Thông tư thì khách hàng gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

thong tu 02 tao thuan loi cho khach hang tiep can von thuc day tang truong kinh te
Ảnh minh họa

Thông tin cụ thể những đối tượng sẽ được áp dụng theo Thông tư 02, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN cho biết, theo quy định tại Thông tư 02, đối tượng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Đồng thời, Thông tư 02 cũng giao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét, đánh giá mức độ khó khăn của khách hàng thông qua một số nội dung như: doanh thu, thu nhập sụt giảm...

"Nhằm tạo điều kiện kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", bà Giang chia sẻ thêm về mục đích ban hành thông tư này.

Thông tư 02 sẽ được triển khai từ ngày 24/4/2023 đến cho đến hết ngày 30/6/2024. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Về giác độ của tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng vẫn phải đánh giá, phân loại cũng như trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế của khách hàng. Theo quy định tại Thông tư 02, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024.

Ngoài ra, Thông tư 02 cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai trong toàn hệ thống, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan