A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình trạng kháng leptin và cách nó ảnh hưởng đến cân nặng

Kháng leptin là tình trạng cơ thể không phản ứng đúng với leptin. Đây là một hormone quan trọng điều chỉnh cảm giác no, kiểm soát cân nặng và mức năng lượng.

Tình trạng kháng leptin và cách nó ảnh hưởng đến cân nặng

Tình trạng kháng leptin được cho là một trong những nguyên nhân sinh học chính gây ra bệnh béo phì, mất kiểm soát cân nặng. Ảnh - AI: Cát Tiên

Tiến sĩ Manjusha Agarwal, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai (Ấn Độ), giải thích rằng Leptin được tiết ra từ các tế bào mỡ, và là tín hiệu cho não biết khi nào cơ thể đã đủ năng lượng và cần ngừng ăn.

Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng bỏ qua tín hiệu này, dẫn đến tình trạng béo phì và các vấn đề sức khỏe mạn tính.

Thực tế, có nhiều người béo phì bị kháng leptin, khiến cơ thể không thể nhận diện tín hiệu từ hormone này và tiếp tục tích trữ thức ăn.

Kháng leptin ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Tiến sĩ Manjusha Agarwal cho biết kháng leptin xảy ra khi não không phản ứng đúng với hormone leptin, được sản xuất từ các tế bào mỡ.

Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác đói và mức tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Trong một hệ thống trao đổi chất khỏe mạnh, leptin báo hiệu cho não rằng cơ thể đã tích trữ đủ năng lượng từ mỡ, giúp kiểm soát sự thèm ăn và duy trì cảm giác no sau mỗi bữa ăn.

Tuy nhiên, khi bị kháng leptin, người bệnh có thể cảm thấy đói liên tục và ăn nhiều hơn, dẫn đến tích tụ mỡ thừa.

Kháng leptin và các vấn đề sức khỏe

Tiến sĩ Agarwal cho biết kháng leptin có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm do béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Bà cũng lưu ý rằng các yếu tố như thiếu ngủ, căng thẳng và chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, vì chúng gây ra viêm toàn thân.

Giải pháp đối phó với kháng leptin

Để giảm thiểu tác động của kháng leptin, Tiến sĩ Agarwal khuyên mọi người nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục hàng ngày, và ngủ ít nhất 8-9 giờ mỗi đêm.

Chế độ ăn giàu protein cũng rất quan trọng để duy trì mức leptin ổn định.

Bà Agarwal nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng là cần thiết để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp, giúp duy trì vóc dáng và cải thiện sức khỏe tổng thể.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật