Bộ Xây dựng sẽ thoái toàn bộ vốn Viglacera trong năm 2023
Trong danh sách 141 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn giai đoạn 2022 - 2025 có 4 đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Theo kế hoạch được duyệt, Bộ Xây dựng sẽ thoái sạch vốn tại ba doanh nghiệp gồm Viglacera (35,58%), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (98,76%), Tổng công ty Sông Hồng (49,04%) và giảm cổ phần tại Lilama từ 51% xuống còn 46,88%.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 theo các hình thức: duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, duy trì 195 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025).
Thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.
21 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022 - 2025.
Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc: Bộ Y tế, UBND TP HCM, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp chưa được quy định tại quyết định này (không thuộc diện chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước) thực hiện sắp xếp theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Viglacera nằm trong danh sách 141 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn giai đoạn 2022 - 2025. (Ảnh: Viglacera).
Trong đó, Bộ Xây dựng sẽ thoái sạch vốn tại Viglacera (35,58%), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (98,76%) và Tổng công ty Sông Hồng (49,04%).
Còn với Lilama, Bộ Xây dựng sẽ giảm 46,88% tỷ lệ sở hữu xuống còn 51%. Bộ sẽ thực hiện thoái vốn Viglacera và Tổng công ty Sông Hồng trong giai đoạn 2022 - 2023 và Lilama cùngTổng công ty Cơ khí xây dựng giai đoạn 2024 - 2025.
Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp ở Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thuộc diện thoái vốn nhà nước là Công ty cổ phần Dịch vụ Truyền hình viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) và Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab). Giai đoạn 2024 - 2025, VTV dự kiến thoái sạch 20,91% vốn tạiVTV Broadcom và giảm sở hữu ở VTVcab từ 98,55% xuống 51%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông có một doanh nghiệp trong diện thoái sạch vốn là CTCP Tư vấn Đầu tư và Phát triển rau hoa quả. 134 doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn giai đoạn 2022 - 2025 thuộc UBND các tỉnh, thành phố.