A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 23/12/2023 gồm các thông tin thị trường, xuất nhập khẩu đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây: Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD; Nhiều dư địa xuất khẩu nông thủy sản chính ngạch sang Vân Nam (Trung Quốc); Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu;Xuất khẩu cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024; Xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 đạt 9,2 tỷ USD. Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD Điểm đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước cải thiện rõ nét Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Theo Bộ Công Thương, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam... Dù vậy, ngành Công Thương vẫn ghi nhận kết quả tích cực ở nhiều mặt công tác và điểm sáng trong bức tranh toàn ngành đó là kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Điểm đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước cải thiện rõ nét, mức giảm xuất khẩu của khu vực này thấp hơn nhiều so với mức giảm xuất khẩu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại kết hợp duy trì các thị trường truyền thống với việc tích cực khai thác các thị trường mới như: châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á... đã được các đơn vị chức năng trong Bộ triển khai đồng thời, đóng góp chung vào thành tích xuất khẩu của cả nước. Nhiều dư địa xuất khẩu nông thủy sản chính ngạch sang Vân Nam (Trung Quốc) Tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng có nhiều cơ hội trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm theo đường chính ngạch. Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam), diễn ra ngày 20/12 lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn. Tỉnh Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Với vị trí thuận lợi nêu trên, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam có thể tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu Ngày 21/12 tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ Bộ Công Thương đã tổ chức“Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2023 theo chủ đề Kết nối với các đối tác và chủ hàng khu vực Âu Mỹnhằm hỗ trợ về mặt thông tin, chính sách, định hướng cho các doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại thị trường này. Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ được tổ chức lần lượt vào các năm 2021, 2022 đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp logistics vượt qua khó khăn trong giai đoạn thị trường Âu - Mỹ gặp nhiều biến động. Tiếp nối thành công đó, Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ năm 2023 được tổ chức trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới đang có nhiều biến động, xung đột thương mại đã tác động đến dòng vốn dịch chuyển thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp logistics. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành logistics khi nhiều tuyến đường vận tải mới được ra đời, lưu thông hàng hóa và các giải pháp vận tải mới được đưa vào ứng dụng. Do đó Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp logistics tiếp cận các thông tin, xu hướng và tận dụng cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường châu Âu – châu Mỹ. Ngoài ra diễn đàn cũng sẽ là nơi để các doanh nghiệp logistics trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh. Cùng với đó là đưa ra các kiến nghị, đề xuất lên chính phủ để có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp. Xuất khẩu cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024 Mục tiêu sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn Mặc dù năm 2024 dự báo còn nhiều khó khăn thách thức, song ngành cá tra vẫn đề ra mục tiêu sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD… Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm 27,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2023 đều có xu hướng giảm: Trung Quốc giảm 21,8%, Hoa Kỳ giảm 53,1%, EU giảm 17,2%... Mặc dù giảm sâu so với năm 2022 tuy nhiên tính đến thời điểm này so với các năm trước đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023 vẫn tăng 26% so năm 2021 và tương đương với năm 2020; so với giai đoạn trước dịch năm 2019 chỉ giảm 4%. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, xuất khẩu cá tra đang có tín hiệu quả quan hơn ở một số thị trường như Trung Quốc, Mexico, Canada, Braxin, Anh. Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 sẽ tăng 2,8% so với năm 2023. Dù còn nhiều thách thức, song năm 2024, ngành cá tra đặt mục tiêu diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 2 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 đạt 9,2 tỷ USD Năm 2023, ước xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu tập trung vào mặt hàng tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD. Năm 2023, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine kéo dài, cùng những bất ổn của các nền kinh tế toàn cầu đã làm kinh tế thế giới phục hồi chậm; giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn còn ở mức cao… Những yếu tố này đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không đạt được kế hoạch đề ra. Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9,269 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Trong số đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,861 triệu tấn, tương đương với năm 2022; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 5,408 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022. Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương với ước thực hiện năm 2023. Trong số đó, sản lượng khai thác khoảng 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5% so với ước năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng,trong lĩnh vực khai thác, doanh nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; khai thác phải phù hợp với trữ lượng nguồn lợi và đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá, cảng cá về đến nhà máy.

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 23/12/2023 gồm các thông tin thị trường, xuất nhập khẩu đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD; Nhiều dư địa xuất khẩu nông thủy sản chính ngạch sang Vân Nam (Trung Quốc); Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu;Xuất khẩu cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024; Xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 đạt 9,2 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD

undefined
Điểm đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước cải thiện rõ nét

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

Theo Bộ Công Thương, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam...

Dù vậy, ngành Công Thương vẫn ghi nhận kết quả tích cực ở nhiều mặt công tác và điểm sáng trong bức tranh toàn ngành đó là kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

Điểm đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 là năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước cải thiện rõ nét, mức giảm xuất khẩu của khu vực này thấp hơn nhiều so với mức giảm xuất khẩu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại kết hợp duy trì các thị trường truyền thống với việc tích cực khai thác các thị trường mới như: châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á... đã được các đơn vị chức năng trong Bộ triển khai đồng thời, đóng góp chung vào thành tích xuất khẩu của cả nước.

Nhiều dư địa xuất khẩu nông thủy sản chính ngạch sang Vân Nam (Trung Quốc)

undefined

Tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn

Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng có nhiều cơ hội trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm theo đường chính ngạch.

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam), diễn ra ngày 20/12 lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn.

Tỉnh Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Với vị trí thuận lợi nêu trên, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam có thể tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu

Ngày 21/12 tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ Bộ Công Thương đã tổ chức“Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2023 theo chủ đề Kết nối với các đối tác và chủ hàng khu vực Âu Mỹnhằm hỗ trợ về mặt thông tin, chính sách, định hướng cho các doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại thị trường này.

Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ được tổ chức lần lượt vào các năm 2021, 2022 đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp logistics vượt qua khó khăn trong giai đoạn thị trường Âu - Mỹ gặp nhiều biến động. Tiếp nối thành công đó, Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ năm 2023 được tổ chức trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới đang có nhiều biến động, xung đột thương mại đã tác động đến dòng vốn dịch chuyển thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp logistics.

Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành logistics khi nhiều tuyến đường vận tải mới được ra đời, lưu thông hàng hóa và các giải pháp vận tải mới được đưa vào ứng dụng. Do đó Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp logistics tiếp cận các thông tin, xu hướng và tận dụng cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường châu Âu – châu Mỹ.

Ngoài ra diễn đàn cũng sẽ là nơi để các doanh nghiệp logistics trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh. Cùng với đó là đưa ra các kiến nghị, đề xuất lên chính phủ để có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp.

Xuất khẩu cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024

undefined
Mục tiêu sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn

Mặc dù năm 2024 dự báo còn nhiều khó khăn thách thức, song ngành cá tra vẫn đề ra mục tiêu sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD…

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm 27,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2023 đều có xu hướng giảm: Trung Quốc giảm 21,8%, Hoa Kỳ giảm 53,1%, EU giảm 17,2%...

Mặc dù giảm sâu so với năm 2022 tuy nhiên tính đến thời điểm này so với các năm trước đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023 vẫn tăng 26% so năm 2021 và tương đương với năm 2020; so với giai đoạn trước dịch năm 2019 chỉ giảm 4%.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, xuất khẩu cá tra đang có tín hiệu quả quan hơn ở một số thị trường như Trung Quốc, Mexico, Canada, Braxin, Anh. Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 sẽ tăng 2,8% so với năm 2023.
Dù còn nhiều thách thức, song năm 2024, ngành cá tra đặt mục tiêu diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 2 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 đạt 9,2 tỷ USD

Năm 2023, ước xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu tập trung vào mặt hàng tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD.

Năm 2023, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine kéo dài, cùng những bất ổn của các nền kinh tế toàn cầu đã làm kinh tế thế giới phục hồi chậm; giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn còn ở mức cao… Những yếu tố này đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không đạt được kế hoạch đề ra.

Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9,269 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Trong số đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,861 triệu tấn, tương đương với năm 2022; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 5,408 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022.

Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương với ước thực hiện năm 2023. Trong số đó, sản lượng khai thác khoảng 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5% so với ước năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng,trong lĩnh vực khai thác, doanh nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; khai thác phải phù hợp với trữ lượng nguồn lợi và đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá, cảng cá về đến nhà máy.


Tác giả: Thực hiện Nhóm Phóng viên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan