Mối lo từ hàng chục triệu tấn tro xỉ than , bã thải gyps
Trước tình trạng tồn chưa tro sỉ đá thạch, thạch cao được các nhà máy nhiệt điện và phân bón trên cả nước. Việc tái chế và tái sử dụng tro xỉ thạch cao vào sản xuất và các hoạt động kinh tế khác sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đồng thời đây cũng là lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chuyển giao những công nghệ hiện đại hướng tới phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc sử lí tro xỉ đá thải thạch cao và vật liệu xây dựng như kỳ vọng hay chưa và còn đang gặp phải những khó khăn vướng mắc gì cần tháo gỡ tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình COP26 được phát sóng trên kênh Truyền hình quốc hội, phát chính vào 21h thứ bảy và 18h00 chủ nhật hàng tuần. Chương trình có sự tham gia của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – CTCP đã đồng hành cùng chương trình.
Hiện nay cả nước có 30 nhà máy nhiệt điện đốt than, 3 nhà máy sản xuất phân bón DAP đang hoạt động, lượng tro xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước bình quân 16 triệu tấn mỗi năm, dự báo nếu lượng tro xỉ không được tái chế sử dụng đến năm 2030 ước tính tồn trữ lên đến 422 triệu tấn, trong đó tro bay chiếm từ 80-85% lượng tro xỉ này nếu như không được xử lí tái sử dụng đúng cách sẽ được vẫn chuyển ra ngoài bãi thải gây nguy cơ phát tán bụi mịn. Hiện nay một số ít nhà máy nhiệt điện vẫn chưa có giải pháp xử lí, tro xỉ chủ yếu vẫn được chôn lấp theo công nghệ cũ và lâu dài có thể tác động xấu đến môi trường chiếm diện tích đất để tồn chứa ngày càng lớn đồng thời lãng phí nguồn tài nguyên, đặc biệt lượng phát thải thạch cao từ 3 nhà máy sản xuất phân bón trong cả nước ước tính khoảng 1,3 triệu tấn mỗi năm, đây là loại chất thải mới ở Việt Nam. Theo thống kê lượng lượng chất bã thải này trong cả nước tính đến cuối năm 2022 khoảng 12,7 triệu tấn, việc tồn chứa trữ thải xử lí này ngoài ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp còn ảnh hưởng đến môi trường đất nước trong vùng lân cận.
Trên thực trạng tro xỉ đá thải thạch cao có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và mục tiêu khí hậu, thời gian qua việc xử lí những chất thải này làm nguyên liệu sản xuất vất liệu xây dựng và trong công trình xây dựng đã và đang được chính phủ quan tâm đẩy mạnh để đảm bảo phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững.
Với một số kết quả đã được ghi nhận nhưng chỉ thị 08 của CP cũng chỉ rõ trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xử lí tro xỉ thạch cao vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Theo thống kê của vụ vật liệu xây dựng, bộ xây dựng, năm 2022 cả nước vẫn còn tồn đọng 48 triệu tấn tro xỉ nhiệt điện, đơn cử tại Bình Thuận bãi chứa tro xỉ của nhà máy nhiệt điện vĩnh tân sắp vượt ngưỡng thiết kế, hiện các vật liệu xây dựng được sản xuất từ tro bay như gạch không nung nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm này cũng không nhiều và không có tính cạnh tranh kinh tế so với các vật liệu nung truyền thống. Việc tiêu thụ tro xỉ còn chậm là do việc sử dụng tro xỉ chưa hấp dẫn về kinh tế kỹ thuật, một số nhà máy có bãi chứa tro xỉ nằm cách xa nơi tiêu thụ nên chi phí vẫn chuyển cao, ngoài ra nhà máy nhiệt điện chưa sử dụng phân loại riêng biệt tro và xỉ gây khó khăn cho việc xử lí và sử dụng tro xỉ. Việc hạn chế về việc kỹ thuật thi công với gạch không nung làm từ tro xỉ cũng là rào cản khiến cho thị trường gạch không nung có xu hướng giảm cả về số lượng nhà máy đến sản lượng tiêu thụ, hiện nay đã có quy định về chất lượng và tỉ lệ sử dụng gạch không nung cho các công trình có nguồn vốn ngân sách nhưng thực tế có các các đơn vị không thực hiện đúng các quy định này.
Tóm lại xử lí và sử dụng tro xỉ bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng sẽ mang lại lợi ích kép, nguồn lợi về kinh tế, sử dụng hiệu quả tự nhiên giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, để đẩy mạnh vấn đề này cần có những cơ chế chính sách cụ thể, các giải pháp công nghệ phù hợp với tình hình thực tế nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tạo hành lang thông thoáng thúc đẩy việc tiêu thụ tại xử dụng tro xỉ bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng của các nhà máy doanh nghiệp trong nước.