2 chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Trang Eat This, Not That đưa ra 2 chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Thực phẩm có hàm lượng natri cao như thức ăn nhanh và đồ chiên ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ảnh: Thanh Thanh
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa thường có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, như pho mát, bơ, sữa và thịt. Lượng chất béo bão hòa cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đây là tình trạng mà những người mắc bệnh tiểu đường đã có nguy cơ mắc cao hơn.
Ngoài sức khỏe tim mạch, bổ sung quá nhiều chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bằng cách làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Xem nhãn thông tin dinh dưỡng và đặt mục tiêu chất béo bão hòa càng gần bằng 0 càng tốt.
Thay vào đó, chọn chất béo không bão hòa khi có thể gồm các nguồn thực phẩm toàn phần có nguồn gốc thực vật như quả bơ, các loại hạt, hạt giống và dầu ô liu. Cá béo, như cá hồi, cũng có lợi nhờ nồng độ axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm mãn tính.
Natri
Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp. Đây là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2.
Để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp, tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm ít chế biến và ít natri. Đồng thời, lựa chọn những thực phẩm giàu kali .
Thực phẩm có hàm lượng natri cao như thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ đóng gói và đồ chiên cũng có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa và ít chất xơ.
Thực phẩm chế biến nhiều, nhiều muối thường chứa carbohydrate tinh chế và các chất phụ gia làm tăng tình trạng viêm toàn thân và làm tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn. Việc lựa chọn các lựa chọn thực phẩm nguyên chất, ít natri hơn giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm viêm.