A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

8 thực phẩm giúp làm dịu cơm đau, là ‘khắc tinh’ của bệnh gout

Những thực phẩm này không chỉ giúp giảm nồng độ acid uric mà còn bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi. Người bị bệnh gout nên tăng cường ăn nhiều.

Các loại rau xanh

Phần lớn rau xanh đều an toàn đối với bệnh nhân mắc gout. Chúng cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, rau xanh không hề làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Trái lại trong một số loại rau củ như cải thìa, bắp cải, bí, ớt chuông đỏ, củ dền,… có chứa nhiều chất giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Các sản phẩm từ sữa

Nghiên cứu cho thấy, protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ acid uric một cách tự nhiên. Bạn nên chọn các sản phẩm ít béo như sữa tách kem hoặc sữa chua ít béo cũng sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa.

Ảnh minh họa.

Các loại đậu

Một số loại đậu như đậu lăng, đậu đỏ, đậu đen không chỉ chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe mà còn giàu protein tự nhiên có thể giúp làm giảm bớt acid uric trong máu. Ngoài ra, các loại đậu có hàm lượng purin rất thấp cho nên không hề khiến bệnh gout trở nặng hơn.

Trái cây có múi

Một số loại trái cây có múi như bưởi, quýt, cam,… rất giàu vitamin C và các khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, vitamin C giúp cơ thể loại bỏ bớt lượng acid uric dư thừa, ngăn ngừa sự tích tụ các tinh thể tại khớp. Nhờ vậy mà giúp làm giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bị bệnh gout nên lựa chọn các loại trái cây có múi ít đường bởi đường có thể khiến nồng độ acid uric gia tăng trở lại.

Quả mọng

Có một số loại quả mọng như dâu tây, cherry, việt quất,… có khả năng giúp làm giảm bớt nồng độ acid uric trong máu. Chúng chứa anthocyanins, một loại flavonoid có tác dụng chống viêm, đồng thời chứa các đặc tính chống oxy hóa hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau và tình trạng sưng đau liên quan đến bệnh gout.

Các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành, đậu hũ,… và các sản phẩm từ đậu nành khác có chứa hàm lượng protein thực vật cao lại không có purin nên vô cùng tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh gout. Chúng giúp làm giảm đau và hỗ trợ quá trình khỏi bệnh tốt hơn.

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, yến mạch,… cung cấp chất xơ hòa tan vô cùng dồi dào, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng đường trong các loại ngũ cốc không quá cao, vừa đủ để chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, người bệnh vẫn sẽ có đủ dinh dưỡng, không bị thiếu chất dẫn đến sụt cân trong quá trình chữa bệnh.

Các loại dầu thực vật

Dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu hạt cải, dầu dừa, dầu oliu,… cung cấp lượng chất béo bão hòa có lợi đối với sức khỏe. Chúng có chứa một số hợp chất chống oxy hóa và chống viêm hữu ích giúp làm giảm tình trạng viêm khớp và sưng đau do bệnh gout gây ra.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật