Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes cập nhật lại khối tài sản
Theo thống kê mới nhất từ Forbes, năm 2023, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản trị giá 2,2 tỷ USD, là người giàu thứ 4 Việt Nam và đứng thứ 1401 thế giới.
Theo thống kê mới nhất từ Forbes, năm 2023, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản trị giá 2,2 tỷ USD, là người giàu thứ 4 Việt Nam và đứng thứ 1401 thế giới. Năm nay, tài sản của bà Thảo giảm 1 triệu USD năm 2022. Bà Thảo hiện là Phó Chủ tịch ngân hàng HDBank, Chủ tịch CTCP Hàng không Vietjet.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tốt nghiệp tiến sĩ ngành điều khiển học kinh tế, Học viện Mendeleev, cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matxcova và là cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế Quốc dân Matxcova, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Liên Bang Nga.
Hồi tháng 4 vừa qua, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hàng không Vietjet. Ông Đinh Việt Phương - Giám đốc Điều hành Vietjet - sẽ thay bà Thảo giữ chức CEO của hãng hàng không này.
Việc bổ nhiệm này nằm trong kế hoạch phát triển của công ty, đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ lãnh đạo cấp cao tại Vietjet nhằm tiếp tục đưa hãng mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nhà sáng lập Vietjet với mong muốn hiện thực hoá giấc mơ bay cho tất cả mọi người dân khắp trong, ngoài nước. Nữ doanh nhân, nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và cả Đông Nam Á đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vietjet trong nhiều năm qua cùng với nguyên Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà với những dấu ấn đậm nét cùng Vietjet mang tới những thay đổi mang tính cách mạng trong ngành hàng không.
Năm 2022, Vietjet đã vận chuyển 20,5 triệu lượt khách trên 116.000 chuyến bay, tăng trưởng khách nội địa 20% so với cùng kỳ 2019. Tổng tài sản cũng tăng 30% lên hơn 67.000 tỷ đồng với chỉ số nợ vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu là 0,7 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần, ở mức tốt trong ngành hàng không.
Hãng đã nộp ngân sách thuế, phí và lệ phí trực tiếp, gián tiếp là 4.349 tỷ đồng trong năm 2022. Năm nay được kỳ vọng sẽ là một năm vận chuyển hàng không quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ, mang đến cơ hội cho các hãng hàng không có năng lực tài chính và vận hành tốt như Vietjet.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được biết đến với vai trò CEO của Vietjet - hãng hàng không thế hệ mới đã thay đổi phương thức độc quyền của ngành hàng không, đem đến cơ hội bay cho hàng triệu người dân. Bà còn là Chủ tịch HĐQT Sovico, một tập đoàn kinh tế đa ngành, đóng góp cho sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, góp phần kiến tạo nên hình ảnh một đất nước hội nhập, tự cường, đổi mới và phát triển. Bà cũng là Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank - ngân hàng hiện đại, đi lên liên tục suốt 10 năm qua từ quy mô khiêm tốn khi bắt đầu đổi mới.
Vốn là tiến sĩ ngành điều khiển học tự động, cùng với kinh nghiệm trong điều hành những hệ thống lớn có giá trị hàng tỉ đô la, phục vụ hàng chục triệu khách hàng, tuân theo chuẩn mực quốc tế cao nhất về an toàn, bảo mật trong lĩnh vực ngân hàng, hàng không…, hơn ai hết, bà Phương Thảo hiểu rất rõ vai trò của công nghệ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Bà Phương Thảo đã đưa Vietjet mở đầu cho cuộc cách mạng chuyển đổi từ vé máy bay giấy sang vé điện tử, đồng thời đưa ra sáng kiến và tài trợ chương trình ứng dụng giải pháp và công nghệ tiên tiến cho Tổng công ty quản lý bay nhằm nâng năng suất điều hành, giúp sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay lớn nhất Việt Nam - tăng thêm hàng chục triệu khách thông qua mỗi năm.
Bà khẳng định: “Công nghệ cũng được sáng tạo từ những ước mơ của con người. Cần phải đi đầu xu thế số hóa và tự động hóa cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - yếu tố then chốt cho kết nối tăng trưởng của các quốc gia”.