A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi Ngân hàng Nhà nước

Tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước khi chưa sử dụng chủ yếu được gửi ở các nhà băng lớn và gần đây 80% được chuyển về gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

Sáng 11/11, nêu vấn đề chất vấn, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng.

Theo ông Hà Sỹ Đồng, hơn 1 triệu tỷ đồng tiền nhàn rỗi của ngân sách đang để tại Kho bạc Nhà nước thời gian qua.

"Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước phối hợp thế nào để điều chuyển nguồn tiền nhàn rỗi này, góp phần điều hành chính sách tiền tệ tốt nhất?", ông Hà Sỹ Đồng nêu.

Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi Ngân hàng Nhà nước
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị)

Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước có chức năng cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, các khoản tiền gửi của Chính phủ gửi tại cơ quan này.

Tuy nhiên, theo Luật Ngân sách Nhà nước, các khoản ngân sách cũng được phép gửi tại các ngân hàng trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Theo bà Hồng, tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước khi chưa sử dụng chủ yếu được gửi ở các ngân hàng thương mại lớn và gần đây được chuyển về gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

"Khoảng 80% trong 1 triệu tỷ đồng đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Mặc dù vậy, bà Hồng cho rằng, việc gửi tiền ngân sách nhàn rỗi tại các nhà băng cũng có tác động nhất định tới chính sách tiền tệ, thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, trao đổi thông tin và chủ động điều tiết tiền tệ.

Theo kinh nghiệm điều hành của các nước, cách thức điều chuyển tiền gửi ngân sách về Ngân hàng Nhà nước là giải pháp được thực hiện khi lạm phát tăng quá cao, tức cần hút tiền về ngân hàng Trung ương, còn trong điều kiện bình thường, điều chuyển ngược lại.

Theo Thống đốc, quy định hiện nay các tổ chức tín dụng không được dùng tiền này cho vay, nhưng có thể dùng gián tiếp các khoản này để hỗ trợ họ trong đảm bảo thanh khoản.

Do đó, để tránh rủi ro, cơ quan quản lý phải theo dõi chặt chẽ, không chủ quan và phối hợp với các cơ quan, yêu cầu tổ chức tín dụng cân đối vốn hợp lý, đảm bảo cân đối vốn an toàn.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật