A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những vi phạm có thể mất thẻ BHYT và bị xử phạt

Luật BHYT hiện hành quy định 3 trường hợp bị thu hồi thẻ. Hành vi cho mượn hoặc dùng thẻ BHYT của người khác khi khám chữa bệnh sẽ bị xử phạt.

Những vi phạm có thể mất thẻ BHYT và bị xử phạt

Thẻ BHYT. Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam

Những trường hợp bị thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật:

- Gian lận trong quá trình cấp thẻ BHYT

Thẻ BHYT sẽ bị thu hồi khi cá nhân hoặc tổ chức cố tình cung cấp thông tin sai lệch để được cấp thẻ. Đây là hành vi gian lận và vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quỹ BHYT và quyền lợi của người tham gia khác.

- Người có thẻ không còn thuộc diện tham gia BHYT

Trường hợp người có thẻ không còn thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT như: người lao động nghỉ việc, học sinh - sinh viên đã tốt nghiệp hoặc chuyển trường... thì thẻ BHYT sẽ bị thu hồi để tránh phát sinh chi phí khám chữa bệnh không đúng đối tượng.

- Thẻ BHYT bị cấp trùng

Nếu một cá nhân được cấp nhiều hơn một thẻ BHYT do lỗi quản lý, những thẻ trùng lặp sẽ bị thu hồi để tránh lạm dụng và đảm bảo tính chính xác của hệ thống.

Xử phạt hành vi mượn hoặc cho mượn thẻ BHYT:

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng thẻ BHYT không đúng quy định như mượn thẻ người khác để đi khám bệnh hoặc cho người khác mượn thẻ sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng nếu chưa gây thiệt hại đến quỹ BHYT.

Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng và buộc hoàn trả phần chi phí đã sử dụng sai quy định nếu gây thiệt hại cho quỹ BHYT.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (có hiệu lực từ 1.7.2025) đã bổ sung quy định về quản lý thẻ BHYT điện tử:

Thẻ sẽ bị thu hồi nếu được cấp cho người không thuộc đối tượng tham gia BHYT hoặc có hành vi gian lận trong việc cấp thẻ.

Thẻ sẽ bị tạm khóa giá trị sử dụng nếu bị phát hiện sử dụng sai quy định như dùng thẻ của người khác, gian lận, giả mạo thông tin.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật