A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại

Thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) dường như án binh bất động hơn 2 năm dài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19. Đường bay quốc tế kết nối trở lại, Chính Phủ Nhật Bản nới lõng chính sách nhập cảnh từ tháng 02/2022, song nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc tại ngày càng lớn từ đó mở ra cơ hội “chắp cánh ước mơ” cho nhiều thực tập sinh (TTS) Việt Nam.

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại

Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính & Truyền thông quốc tế (MIF) - thành viên của Tập đoàn Sao Mai chuyên phái cử lao động sang Nhật Bản đã làm rất tốt công tác dự nguồn, đào tạo nhân lực chất lượng cao, “chuẩn” cả kiến thức lẫn kỹ năng sẵn sàng đáp ứng điều kiện cần và đủ để xuất cảnh, làm việc tại xứ sở Phù Tang.

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại ảnh 1

TTS vui mừng, phấn khởi khi vừa hạ cánh an toàn tại sân bay Quốc Tế TOKYO

Tín hiệu tích cực trong lĩnh vực XKLĐ

Việc các nước và vùng lãnh thổ mở cửa chào đón, Thị trường XKLĐ đang nhận được tín hiệu tích cực, từng bước phục hồi, dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết nhiều biện pháp đồng bộ đang được triển khai để thực hiện mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay.

Điển hình chỉ trong quý I/2022, gam màu khởi sắc khi Việt Nam đưa hơn 2500 lao động đi làm việc ở nước ngoài, thị trường Nhật Bản có 612 lao động. Trong đó, Cty MIF dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu đào tạo cho khoảng 300 TTS làm việc tại thị trường tiềm năng này. Được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trên lĩnh vực cung ứng lao động theo hình thức làm việc trực tiếp với nghiệp đoàn Nhật Bản không qua các bên trung gian nào khác.

Hơn nữa, MIF có chi nhánh đại diện đặt tại thủ đô Tokyo đóng vai trò “cầu nối” thông tin cả hai tuyến Việt - Nhật, là điểm tựa giải đáp thắc mắc, kịp thời tháo gỡ vấn đề mà TTS gặp phải nơi “đất khách quê người”. Thế nên, TTS luôn trong tâm thế tự tin, thoải mái, an tâm nỗ lực làm việc để gặt hái thành công.

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại ảnh 2

Đại sứ quán Nhật Bản đánh giá cao chất lượng đào tạo, đi đúng định hướng nhu cầu thị trường XKLĐ của đơn vị này

Phương châm xây dựng hình ảnh lao động Việt Nam đẹp trong mắt chính quyền và người dân sở tại, Cty MIF luật hóa quy định chung về XKLĐ, công tác đào tạo trước khi phái cử lao động xuất cảnh, dần hình thành lực lượng lao động chuẩn mực sẵn sàng cung ứng sang thị trường tiềm lực như Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hungary…

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Gia Liêm cho biết, việc đào tạo, trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh được quy định cụ thể trong Luật Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Vì vậy, việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho người lao động là yêu cầu bắt buộc.

Nan giải trong bối cảnh “Thừa thầy thiếu thợ”?

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là hơn 1,6 triệu người bức tranh toàn cảnh lao động Việt Nam rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Từ đó, XKLĐ nước ngoài là đáp số cho bài toán nan giải này, đồng thời giúp nâng cao đời sống người dân, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.

Thời gian gần đây, thị trường lao động Nhật Bản thay đổi rất nhiều, có xu hướng tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao, đưa ra những yêu cầu hà khắc và việc đào tạo thực tập sinh cũng cần bài bản hơn. Hiện tại, ngoài được học Nhật Ngữ song song với việc xây dựng nền tảng kiến thức đặc biệt có riêng“chương trình đào tạo theo hướng chất lượng cao” từ đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tình trình độ Thạc Sĩ, Tiến Sĩ trở lên.

Trên con đường lập thân, lập nghiệp thanh niên hiện nay nhận thức sâu sắc những chính sách ưu đãi, quyền lợi được hưởng từ đó thu hút đông đảo TTS tham gia XKLD hiện thực hóa khát vọng đổi đời, có việc làm ổn định vừa phát triển bản thân, vừa giúp đỡ cho gia đình. Không dừng lại chỉ kiếm tiền thuần túy khi nhắc đến XKLĐ mà Cty MIF còn xây dựng giáo trình tích hợp toàn diện có cả kiến thức, kỹ năng, ngôn ngữ, để sau khi hết hạn hợp đồng về nước TTS có cơ hội được nhận vào vị trí phù hợp tại đơn vị trực thuộc Sao Mai Group.

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại ảnh 3

Ngày 22/04/2022, MIF tiễn 9 thành viên xuất cảnh, ước mơ hoài bảo ấp ủ bấy lâu được dịp theo chuyến bay cất cánh

Kết nối hiệu quả với hơn 20 nghiệp đoàn từ Nhật, nên nhóm ngành rất đa dạng, phong phú như: Điều dưỡng, cơ khí, may mặc, nông nghiệp, thực phẩm, điện tử, đóng gói, chế biến thủy sản, mộc, hàn tiện, lắp đặt thiết bị điện năng lượng mặt trời, nhà hàng - khách sạn….

Đặc biệt với mức thu nhập hấp dẫn từ 35 triệu đến 50 triệu, trong đó thời gian làm việc chỉ 8 tiếng/ ngày và 5 ngày/ tuần. Ứng viên sẽ được chuyên viên tư vấn của Cty cung cấp thông tin cụ thể về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng, mức lương, cơ hội, môi trường làm việc, nhóm ngành…để có sự lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng của bản thân.

Thị trường “Xuất khẩu lao động” sôi động trở lại ảnh 4

Học viên MIF hoàn thành xuất sắc phỏng vấn chuyên ngành cơ khí

Mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, tuy nhiên chúng ta vẫn bắt gặp những điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống của hai nước Việt - Nhật tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, trên đa phương diện, ngày càng được gắn kết bền chặt.

Theo đó, Cty MIF đặt mục tiêu đào tạo theo hướng có “chiều sâu về văn hóa” tạo lợi thế để TTS nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với môi trường mới dễ dàng xây dựng hình mẫu lao động Việt chuẩn năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật