A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tính đến quý II/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế giảm hơn 500 tỷ USD so với quý trước đó

Theo báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến cuối quý II/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 12.037 tỷ USD.

Dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên, phi thành viên IMF và những thực thể khác có nắm giữ ngoại hối quốc tế. Dự trữ ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng, tiền gửi ngoại tệ, trái phiếu kho bạc, và một số chứng khoán khác của chính phủ,...

Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế (tỷ USD)

 

Quý II/2021-Quý I/2022

Quý II/2022

 

Q II/21

Q III/21

Q IV/21

Q I/22

Giá trị

Tỷ trọng

Tổng dự trữ

12.805,64

12.826,85

12.920,52

12.544,87

12.036,76

-

Dự trữ đã phân bổ

11.946,30

11.970,54

12.049,80

11.682,30

11.174,92

100%

USD

7.070,33

7.092,63

7.085,92

6.874,46

6.652,36

59,53%

EUR

2.458,90

2.456,73

2.481,34

2.343,52

2.208,93

19,77%

CNY

314,81

321,26

337,26

336,19

322,38

2,88%

JPY

672,20

679,68

665,10

631,33

578,52

5,18%

GBP

560,90

558,60

579,38

575,98

545,08

4,88%

AUD

218,44

214,24

221,32

222,36

278,18

1,88%

CAD

270,01

264,27

286,93

287,36

278,18

2,49%

SWF

23,13

23,77

20,79

29,11

27,62

0,25%

 Đồng tiền khác

357,57

359,36

371,75

381,98

351,83

3,16%

Dự trữ chưa phân bổ

859,34

856,31

870,72

862,57

861,84

-

Nguồn: IMF tháng 9/2022

Tính đến cuối quý II/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 12.037 tỷ USD, giảm mạnh so với quý trước đó, nguyên nhân là do thế giới bước vào thời kỳ khó khăn do lạm phát tăng cao và những thách thức mới bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine. Tương tự, dự trữ đã phân bổ cũng giảm sâu xuống gần 11.175 tỷ USD.

Trong số dự trữ ngoại hối đã phân bổ, USD tiếp tục chiếm vị thế áp đảo với giá trị trên 6.652 tỷ USD và tỷ trọng tăng mạnh từ 58,88% trong quý trước đó lên 59,53%, nguyên nhân là do đồng tiền này tăng giá mạnh sau các đợt điều chỉnh tăng lãi suất chính sách quy mô lớn nhằm đối phó với áp lực tăng lạm phát. Đứng thứ hai là EUR với giá trị gần 2.209 tỷ USD, giảm từ tỷ trọng 20,06% trong quý I/2022 xuống 19,77%. Tiếp đến là Yên Nhật với giá trị gần 579 tỷ USD, giảm từ tỷ trọng 5,36% xuống 5,18%; bảng Anh với giá trị trên 545 tỷ USD, giảm nhẹ từ 4,97% trong quý trước;...

Theo thống kê của Wikipedia, top 10 quốc gia/vùng lãnh thổ nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế bao gồm: Trung Quốc với 3.223,76 tỷ USD (dữ liệu tháng 8/2022, giảm 51,73 tỷ USD so với báo cáo quý trước); Nhật Bản (1.292,07 tỷ USD, dữ liệu ngày 31/8/2022, giảm 31 tỷ USD so với báo cáo trước đó); Thụy Sỹ (961,37 tỷ USD, dữ liệu ngày 31/7/2022, giảm 2,7 tỷ USD); CHLB Nga (549,7 tỷ USD, dữ liệu ngày 29/9/2022, giảm 8 tỷ USD); Ấn Độ (545,65 tỷ USD, dữ liệu ngày 16/9/2022, giảm 5,22 tỷ USD); Đài Loan (545,48 tỷ USD, dữ liệu tháng 8/2022, giảm 2,33 tỷ USD); A rập Xê út (455,81 tỷ USD, dữ liệu tháng 8/2022, giảm 6,66 tỷ USD); Hàn Quốc (438,6 tỷ USD, dữ liệu ngày 29/7/2022, giảm 1,1 tỷ USD); Hồng Kông (431,8 tỷ USD, dữ liệu ngày 30/8/2022, giảm 10 tỷ USD); Brazil (340,95 tỷ USD, dữ liệu ngày 15/7/2022, tăng 3,02 tỷ USD).

Theo Wikipedia, nguyên nhân cơ bản dẫn đến dự trữ ngoại hối tại nhiều nước giảm mạnh so với báo cáo đưa ra cách đây ba tháng là do xu hướng đa dạng hóa cơ cấu dự trữ ngoại hối tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, tập trung vào EUR sau USD. Vì thế, khi USD tăng giá mạnh, dự trữ ngoại hối tính theo USD cũng giảm theo đà mất giá của những ngoại tệ đó.   

Tại bảng thống kê này, Việt Nam đứng thứ 26 với 108,24 tỷ USD (dữ liệu tháng 3/2022).


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật