A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày này năm xưa 24/4: Bộ Công Thương ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet

Ngày này năm xưa - Ngày 24/4/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4082/QĐ-BCT về Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet.

Chuyên mục "Ngày này năm xưa" Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/4 trong nước và quốc tế; các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 24/4/2010, Việt Nam khánh thành cầu Cần Thơ, cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại Đông Nam Á.

Ngày 24/4/1996, Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội được thành lập trực thuộc Cục Quân y. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội đã trưởng thành, trở thành bệnh viện hạng I của Bộ Quốc phòng.

Ngày 24/4/1972, Quân giải phóng Tây Nguyên tiến công như vũ bão vào toàn bộ tuyến phòng thủ Đắc Tô - Tân Cảnh của quân ngụy Sài Gòn, lập một chiến công vang dội. Phía Bắc tỉnh Kon Tum được giải phóng.

Ngày 24/4/1937, trên 200 người làm báo đã tới dự Hội nghị báo giới Bắc kỳ họp tại Hội quán thể thao (nay là Câu lạc bộ quân đội).

Ngày này năm xưa 24/4: Bộ Công Thương ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet
Ngày 24/4/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4082/QĐ-BCT về Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet

Ngày 24/4/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4082/QĐ-BCT về Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet.

Ngày 24/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 614/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Kiểm soát Hà Nội.

Ngày 24/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngày 24/4/1999, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0455/1999/QĐ-BTM về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu.

Ngày 24/4/1998, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 27/1998/QĐ-BCN về việc chấp nhận và chuyển Công ty Thảm len xuất khẩu Thanh Sơn làm thành viên của Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam.

Ngày 24/4/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 611/1997/QĐ-BCN về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản.

Ngày này năm xưa 24/4: Bộ Công Thương ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet
Ngày 24/4/2010, Việt Nam khánh thành cầu Cần Thơ, cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại Đông Nam Á

* Sự kiện quốc tế

Ngày 24/4/1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên.

Ngày 24/4/1877, Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ.

* Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 24/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội đồng Chính phủ nhằm ứng phó với việc thực dân Pháp khiêu khích, bắt bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là thành viên phía Việt Nam tham gia Hội nghị trù bị Việt - Pháp đang họp tại Đà Lạt; việc quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng thoả thuận tỷ giá giữa đồng Quan kim đang mất giá để đổi lấy tiền Đông Dương nhằm phá hoại nền tài chính của nước ta... Cùng ngày, Hồ Chủ tịch ký một sắc lệnh cho phép phát hành con tem in hình Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu kèm theo dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Dân sinh” để tạo nguồn phụ thu nộp cho “Quỹ cứu tế Quốc gia”.

Ngày này năm xưa 24/4: Bộ Công Thương ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet
Bác Hồ với Đoàn Ca múa nhân dân. Ảnh tư liệu

Ngày 24/4/1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với học viên khoá II Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và đưa ra những quan điểm về phương pháp và mục tiêu học tập lý luận.

Ngày 24/4/1960, tại Nhà Hát lớn Hà Nội, trước đông đảo bà con cử tri, Bác Hồ - với tư cách là một ứng cử viên cuộc bầu cử Quốc hội khoá II đã ra mắt đồng bào và bày tỏ sự tin tưởng rằng: “Quốc hội khoá I là Quốc hội chiến đấu… Quốc hội khóa II phải là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà...”.

Ngày 24/4/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh thăng cấp lên Thiếu tướng cho các Đại tá: Phạm Kiệt, Phạm Ngọc Mậu, Lê Trọng Tấn, Tạ Xuân Thu. Những người sau đó đều trở thành những vị tướng tài của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan