A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sẽ có nhiều tập đoàn lớn chọn Việt Nam là "ngôi nhà thứ hai"

Sự kiện NVIDIA ký kết thành lập trung tâm về AI tại Việt Nam vẫn còn nóng hổi trên các trang báo, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và thế giới.

Sẽ có nhiều tập đoàn lớn chọn Việt Nam là

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo AI. Ảnh: MPI

Sự quan tâm đó là vì những nguyên nhân gì mà tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chọn Việt Nam là “ngôi nhà thứ hai”.

Các ông lớn của giới công nghệ và các nhà đầu tư trên thế giới nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi đặt bút xuống ký kết hợp tác và sẽ còn nhiều tập đoàn lớn khác chọn Việt Nam là “ngôi nhà thứ hai”.

Bởi vì, đối với Việt Nam, sức thu hút chính là môi trường kinh doanh rất hấp dẫn với hệ thống hành chính ngày càng được cải thiện, một quốc gia an ninh, an toàn, có nguồn nhân lực cao đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có sự trưởng thành vượt bậc trong phát triển kinh tế suốt gần 40 năm đổi mới, đã vượt qua được nhiều khủng hoảng để có được một đất nước phát triển ổn định như ngày hôm nay. Nếu so sánh nền kinh tế của Việt Nam qua từng giai đoạn tính từ mốc bắt đầu đổi mới, sẽ thấy được những sự thay đổi mang tính đột phá, bỏ lại sau lưng những thứ lạc hậu, tiếp cận với những thành tựu về khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới để phát triển.

Xin lấy vài con số ví dụ để chứng minh về sự tiến bộ vượt bậc, như quy mô nền kinh tế đạt khoảng 430 tỉ USD năm 2023, đứng thứ 35 thế giới, tăng hơn 95 lần so với năm 1986. Năm 2023, cán cân Việt Nam xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỉ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

Hàng hóa, nông sản, hải sản, đồ gỗ Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường trên khắp 5 châu. Với vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng 15 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đủ để thuyết phục cho sự thành công của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chưa kể, cùng với các tập đoàn công nghệ, nhà đầu tư của nhiều lĩnh vực khác đã đặt chân đến Việt Nam, bỏ vốn làm ăn với sự tin cậy về sự an toàn và hiệu quả.

Việt Nam có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế, bởi vì thời gian qua, Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước, mở ra thêm nhiều cơ hội cho hàng hóa trong nước đến với các thị trường mới.

Và một sự chuyển biến rất mạnh mẽ đang diễn ra, đó là Việt Nam bước vào "Kỷ nguyên vươn mình", thực hiện cải cách quyết liệt, tinh gọn bộ máy, chống lãng phí, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư, tạo ra không gian cho đổi mới, sáng tạo và phát triển.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật