A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Truyền thông ngân hàng quý I/2025: Cạnh tranh thương hiệu trong thời đại số

Trong quý I/2025, các doanh nghiệp ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, VCB, Ngân hàng VCB); VietinBank (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Viettinbank); Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank); BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng BIDV); Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, TCB, Internet Banking Techcombank); MB Bank (Ngân hàng Quân đội, MBBank, Ngân hàng MB); PvcomBank (Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, Ngân hàng Đại chúng); TPBank (Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng Tiên Phong) và VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBank, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Báo cáo dưới đây của Vibiz nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng và hiệu quả của các chiến lược truyền thông mà các ngân hàng đang áp dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng.

Tổng lượng đề cập:

Tổng lượng đề cập của hai ngân hàng BIDV, Agribank đã thu hút sự quan tâm nổi bật từ thị trường và công chúng. Agribank chiếm tỷ lệ 22,4% tổng lượt đề cập, cho thấy mức độ quan tâm khá cao, đặc biệt nhờ vào mạng lưới rộng khắp và vai trò then chốt trong lĩnh vực tài chính nông thôn. BIDV xếp vị trí thứ hai với 20% tổng lượt đề cập, khẳng định vị thế ổn định và sự chú ý đáng kể đến các hoạt động và chính sách của ngân hàng này. Trong khi đó, MBBank (3,5%) và VietinBank (2,9%) ghi nhận mức đề cập khiêm tốn, cho thấy thách thức trong việc cạnh tranh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ.

Thống kê đề cập quý I/2025

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Đề cập trên mạng xã hội:

Trong quý I/2025, Techcombank chiếm ưu thế với 24,3% lượt đề cập, thể hiện khả năng tương tác hiệu quả với cộng đồng số. Vietcombank theo sát với 22,9%, khẳng định vị thế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. BIDV cũng có sự hiện diện đáng kể trên mạng xã hội với lượng đề cập 14,1%. Các ngân hàng khác như TPBank (13%), MBBank (9,4%) và VPBank (8,3%) duy trì mức độ đề cập ổn định, trong khi VietinBank (0,9%) gần như không có sự hiện diện nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội.

Đề cập ngoài mạng xã hội:

Agribank chiếm tỷ lệ đề cập cao nhất với 25,4% trên các kênh ngoài mạng xã hội, cho thấy sự quan tâm lớn từ các cơ quan truyền thông, liên quan đến vai trò đặc thù của ngân hàng trong lĩnh vực tam nông và chính sách xã hội. BIDV (21%) và Vietcombank (16,9%) cũng là những cái tên được truyền thông chú ý với lượt đề cập ngoài mạng xã hội cao. Mặt khác, Techcombank dù đứng đầu về lượng đề cập trên mạng xã hội nhưng chỉ đạt 12,2% ở kênh ngoài mạng xã hội.

Lượng tương tác trên mạng xã hội:

Lượng like, chia sẻ, bình luận

(đvt: %)

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Lượng tương tác trên mạng xã hội giữa các ngân hàng Việt Nam cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ tương tác của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, phản ánh sự quan tâm và tham gia tích cực từ phía người dùng.

Về lượt chia sẻ, Agribank vượt trội với tỷ lệ 57,3%, thể hiện nội dung từ ngân hàng này được cộng đồng mạng quan tâm và lan truyền mạnh mẽ nhờ vào các chiến dịch truyền thông cộng đồng, các chương trình hỗ trợ nông nghiệp. Xếp sau là Vietcombank (11,7%) và Techcombank (10%) cũng có mức chia sẻ cao, cho thấy sức hút và tính lan tỏa của thông tin liên quan đến hai ngân hàng này.

Đối với lượt like, Techcombank dẫn đầu với 22,8%, theo sau là Agribank (28,3%) và Vietcombank (12,2%), chứng tỏ nội dung mà các ngân hàng này đăng tải thu hút sự chú ý và đồng thuận cao từ người dùng. VPBank (14,2%) và BIDV (11,9%) cũng đạt lượt like tương đối cao. Ngược lại, VietinBank (0,1%) cho thấy mức độ tương tác rất thấp.

Về lượt bình luận, Vietcombank đứng đầu với 29,3%, thể hiện mức độ tương tác cao và sự chủ động phản hồi, thảo luận của cộng đồng mạng với các nội dung liên quan đến ngân hàng. Techcombank (18,6%) và BIDV (15,8%) cũng có lượng bình luận đáng kể cho thấy các chủ đề thu hút được sự quan tâm và tranh luận.

Phản hồi cảm xúc:

Trong quý I/2025, phản hồi cảm xúc tích cực trên mạng xã hội ghi nhận mức độ cao ở một số ngân hàng lớn. Agribank dẫn đầu với tỷ lệ 22,6%, cho thấy hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và được khách hàng tin tưởng, đặc biệt trong các hoạt động gắn liền với cộng đồng. BIDV (19,7%) và Vietcombank (16,5%) cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực, cho thấy sự ghi nhận từ thị trường về chất lượng dịch vụ, uy tín và các chiến dịch truyền thông hiệu quả.

Ở chiều ngược lại, mức độ phản hồi tiêu cực ở các ngân hàng này cũng là một yếu tố cần lưu ý: Agribank (21,1%), Vietcombank (18,8%) và BIDV (19,4%), cho thấy dù thu hút được nhiều sự chú ý, nhưng trải nghiệm khách hàng hoặc thông tin truyền thông chưa hoàn toàn được đón nhận tích cực.

Sắc thái thảo luận của các ngân hàng

 

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Quý I/2025 đánh dấu nỗ lực của các ngân hàng trong việc mở rộng hiện diện thương hiệu thông qua đa dạng hóa kênh truyền thông và sản phẩm tài chính. Sự chủ động trên không gian số cùng cam kết với các vấn đề xã hội đã giúp nhiều đơn vị củng cố vị thế, tạo đà cho tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

VIBIZ


Nguồn:https://bcsi.edu.vn/tin-tuc/thuong-hieu/truyen-thong-ngan-hang-quy-i-2025-canh-tranh-thuong-hieu-trong-thoi-dai-so.html Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật