A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người có triệu chứng loét thực quản

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản, giúp hỗ trợ quá trình lành bệnh một cách hiệu quả nhất.

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người có triệu chứng loét thực quản

Người có triệu chứng bị loét thực quản nên ăn các loại rau xanh nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Ảnh: Xinhua

Loét thực quản là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản, thường do bệnh trào dạ dày gây nên.

Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

Loại thực phẩm nên ăn

Theo các chuyên gia tại chuyên trang sức khỏe Health, những người có triệu chứng bị loét thực quản cần ăn uống đảm bảo và phù hợp với thể trạng.

Một số loại thực phẩm được gợi ý bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám... sẽ giúp cung cấp chất xơ, điều hòa nhu động ruột và giảm trào ngược axit.

Các loại rau (cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang...) và trái cây (chuối, táo...) sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ nhằm hỗ trợ tiêu hóa và giảm kích ứng thực quản.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thịt nạc và các loại đạm dễ tiêu gồm thịt ngan, thịt lưỡi lợn.... đều là những nguồn đạm dễ tiêu, giúp trung hòa axit và giảm triệu chứng rõ rệt khi loét thực quản.

Loại thực phẩm cần tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng, hãy tránh các đồ uống có chứa caffein và nước có gas. Các loại nước này có thể làm tăng tiết axit và gây kích ứng thực quản.

Người có triệu chứng loét thực quản cũng cần giảm thiểu các loại thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên rán. Một vài nghiên cứu cho thấy, mỡ động vật, đồ chiên rán hay thực phẩm chế biến sẵn có thể làm chậm tiêu hóa và tăng nguy cơ trào ngược.

Các loại hoa quả có tính axit như cam, quýt, chanh, bưởi cũng không nên sử dụng vì chúng có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, gây khó chịu.

Lưu ý về chế độ ăn

Người mắc hoặc có triệu chứng bị loét thực quản thay vì ăn 2 - 3 bữa/ ngày nên chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp dạ dày không bị quá tải, giảm nguy cơ bị trào ngược axit.

Tránh ăn quá no hoặc quá đói bởi khi ăn quá no có thể gây căng dạ dày, trong khi để bụng đói sẽ làm tăng tiết axit. Đặc biệt, không được nằm ngay sau khi ăn mà nên đợi ít nhất 2 giờ đồng hồ để giảm tránh nguy cơ trào ngược.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật