A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những trường hợp cần phải tháo túi ngực chị em cần lưu ý

Cải thiện vòng một đẹp hơn là mong cầu của hầu hết chị em phụ nữ, và việc phải đi tháo túi ngực càng là điều mà không chị em nào mong muốn phải trải qua cả. Tuy nhiên, chị em cũng cần nắm được đâu là trường hợp cấp thiết phải tháo túi ngực để đảm bảo an toàn cho vùng ngực.

Những trường hợp cần phải tháo túi ngực

Phẫu thuật nâng hay tháo túi ngực đều cần gây mê toàn thân để thực hiện và phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn về bệnh lý và thẩm mỹ. Đây không chỉ là một thủ thuật đơn thuần mà là quá trình can thiệp phức tạp, cần đánh giá kỹ lưỡng về cấu trúc mô vú, bao xơ và nguy cơ tổn thương mô lành.

Theo ThS. BS Hồ Cao Vũ - bác sĩ khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều chị em nâng ngực trên 5 năm đều mong muốn tháo túi ngực cũ, đặc biệt là khách Việt Kiều. Cùng tìm hiểu những lý do chính cần phải tháo túi ngực theo bác sĩ Hồ Cao Vũ:

Trường hợp đặt túi nhám

Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, phụ nữ đã đặt túi ngực trên 5 năm nên chủ động kiểm tra lại loại túi đã dùng, chất liệu, thương hiệu, kích thước và thăm khám mô ngực ở tư thế đứng – nằm để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

Nhiều khách hàng, nhất là Việt kiều, từng sử dụng túi nhám Allergan theo cơ chế đông muối, hoặc túi không rõ nguồn gốc, không được FDA công nhận. Năm 2022, FDA cảnh báo túi nhám có thể gây u lympho tế bào lớn không điển hình (BIA-ALCL) và ung thư biểu mô tế bào vảy, phát triển trong mô bao quanh túi.

BS Vũ khuyến cáo chị em nên chụp MRI nhũ chuyên sâu để kiểm tra toàn diện tuyến vú, túi ngực và khoang đặt túi. Nếu phát hiện bất thường, nên tháo túi sớm để phòng biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp đặt túi nước biển

Từ kinh nghiệm thực tiễn qua hàng loạt ca phẫu thuật tháo túi ngực, ThS.BS Hồ Cao Vũ – chuyên gia phẫu thuật tuyến vú và tạo hình thẩm mỹ – ghi nhận nhiều trường hợp đặt túi nước biển có biểu hiện vôi hóa vỏ bao quanh túi, gây ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc ngực tự nhiên. Đáng chú ý, không ít bệnh nhân gặp phải tình trạng bao xơ co thắt độ 3 – 4, khiến bầu ngực bị biến dạng, cứng đau và mất cân đối nghiêm trọng.

Tình trạng này thường chỉ được phát hiện khi can thiệp tháo túi, do đó ThS.BS Vũ khuyến nghị: phụ nữ đã đặt túi nước biển nên chụp MRI tuyến vú chuyên sâu định kỳ để tầm soát các nguy cơ liên quan đến vỏ túi, bao xơ và mô tuyến vú. 

Trường hợp vỡ túi ngực

Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, vỡ túi ngực có thể do nhiều nguyên nhân như: túi bị lão hóa sau 10 năm, thiết kế khoang đặt túi không phù hợp, bao xơ co thắt tạo áp lực, túi không rõ nguồn gốc chưa được FDA công nhận, hoặc do kỹ thuật mổ thô bạo.

Đáng lo ngại, vỡ túi thường không gây đau và khó phát hiện. Nhiều trường hợp rò rỉ gel âm thầm, không thay đổi hình dáng ngực, chỉ được phát hiện qua chụp MRI nhũ chuyên sâu. Với túi vỡ hoàn toàn, gel tràn ra ngoài vỏ gây xẹp, biến dạng ngực rõ rệt.

Bác sĩ Vũ khuyến nghị: nếu nghi ngờ vỡ túi, chị em nên chụp MRI chuyên sâu – tiêu chuẩn bắt buộc với các hãng túi ngực lớn tại Mỹ để xác định tình trạng túi và quyền bảo hành. Siêu âm hay chụp MRI thông thường không đủ chính xác trong các trường hợp này.

Bác sĩ dựa theo kết quả chụp từ MRI để xác định túi ngực có bị vỡ hay không

Ngoài ra, cần thăm khám với bác sĩ chuyên về bệnh lý và thẩm mỹ để đánh giá mức độ tổn thương, xử lý biến chứng (bao xơ, u, bất thường pocket) và quyết định có được đặt lại túi mới hay không. Với các ca túi vỡ có tổn thương mô, việc đặt lại túi ngay là chống chỉ định tuyệt đối.

Trường hợp ngực thông khe

Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, ngực thông khe là biến chứng xảy ra khi hai túi ngực bị đẩy quá sát vào nhau, khiến mất khoảng cách tự nhiên giữa hai bầu ngực.

Nguyên nhân chính do kỹ thuật tạo khoang đặt túi sai cách: bác sĩ khoét khoang quá rộng về phía xương ức, chọn túi quá to so với cơ thể, mặc áo định hình sai cách, hoặc cắt cơ quá nhiều phía trong. Cấu trúc ngực và lồng ngực mỗi người khác nhau nên việc đánh giá sai giải phẫu cũng dễ gây biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết: phần xương ức giữa hai ngực không còn thấy rõ, hai bầu ngực ép sát nhau bất thường – nhìn từ trên xuống sẽ dễ dàng nhận ra. Biến chứng này xuất hiện sớm sau phẫu thuật và nếu không được xử lý kịp thời, việc sửa lại rất phức tạp và tốn kém.

Trường hợp tụt túi ngực

Tụt túi ngực là tình trạng túi ngực dịch chuyển dần xuống dưới, khiến ngực đổ về bụng. Nhiều chị em chỉ phát hiện khi ngực chảy rõ rệt, dễ nhầm với sa trễ.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cực trên mất dần: Phần trên ngực không còn đầy đặn, mặc áo không thấy rõ đường cong ngực.

  • Ngực đổ xuống bụng khi đứng: Quan sát thấy ngực có xu hướng chảy về bụng theo thời gian.

  • Lệch tỷ lệ từ đầu ti: Khoảng cách từ đầu ti xuống cực dưới dài hơn so với lên cực trên – cho thấy túi đã tụt khỏi vị trí ban đầu.

Nguyên nhân thường do kỹ thuật phẫu thuật không phù hợp, khoang đặt túi sai mặt phẳng, hoặc túi quá to, quá nặng so với cấu trúc ngực thật.

Giảm biến chứng tháo túi ngực nhờ dao siêu âm

Dao siêu âm là giải pháp an toàn được áp dụng trong phẫu thuật tháo túi và đặt lại túi ngực (khi không có bất thường). Khác với dao đốt điện truyền thống, dao siêu âm như Harmonic, Innolcon, Enseal, Ligasure sử dụng sóng siêu âm với cơ chế đốt – hàn – cắt chính xác, tạo nhiệt ổn định, không gây chảy máu, không phỏng mô, không tiết dịch.

Dao siêu âm - một giải pháp mới được ứng dụng trong phẫu thuật tháo túi ngực đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, kỹ thuật này giúp giảm đau, lành nhanh, không cần dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh sau mổ. Bệnh nhân có thể về trong ngày, không cần nằm viện hay nghỉ dưỡng kéo dài, đồng thời hạn chế sẹo xơ cứng sau phẫu thuật.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật